Nếu như miền Trung có đặc sản chả bò Tâm Liễu thì Hà Nội lại có đặc sản chả lụa – một món ăn ngon trong vô vàn những món ăn của người Hà Nội với hương vị đặc trưng không lẫn đi đâu được. Với sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa các vùng miền, chả lụa bây giờ không chỉ là đặc sản của Hà Nội mà tại thành phố Hồ Chí Minh nó cũng được rất nhiều người biết đến và ưa chuộng. Hãy cùng khongonbalieu khám phá thêm về món ăn này nhé!
Chả lụa là gì?
Chả lụa hay giò lụa là món ăn có xuất xứ từ miền Bắc, ngày xưa chỉ được dùng trong các dịp lễ hội, ngày quan trọng đặc biệt, nhưng ngày nay món ăn này đã được sản xuất thương mại và bán rộng rãi hơn tại các vùng miền trên cả nước.
Chả lụa được làm từ các nguyên liệu cơ bản đó là thịt nạc lợn thăn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, tiêu, các gia vị khác, gói trong lá chuối và luộc chín để cho ra những đòn chả đậm mùi thịt tươi luộc cộng với mùi đặc trưng của lá chuối tươi. Tuy nhiên ngày nay vì sản xuất công nghiệp nên hầu hết chả lụa được bọc bằng nilon, làm mất đi mùi hương truyền thống của nó.
Chả lụa có mấy loại?
Ngoài chả lụa Hà Nội truyền thống thì chả lụa ngày nay được những người thợ khéo léo chế biến theo nhiều kiểu khác nhau:
- Chả lụa gân: loại này được làm từ thịt đùi heo xay nhuyễn vì lượng gân ở thịt đùi nhiều hơn, chả lụa gân ăn giòn ngon dai hơn chả lụa thường, được rất nhiều dân nhậu ưa thích.
- Chả lụa chiên: là chả lụa bình thường rồi đem chiên vàng lên cho thơm.
- Chả lụa mỡ: như chả lụa bình thường, nhưng trong quá trình xay thịt thành giò sống ta trộn thêm chút mỡ vào, sau khi luộc chín thì đem đi chiên hoặc nướng ăn sẽ rất ngon.
Ý nghĩa của món chả lụa!
Chả lụa từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mâm cơm ngày Tết không chỉ là dịp để cả gia đình quay quần bên nhau hay chiêu đãi những vị khách ghé thăm chúc Tết mà đó còn là tấm lòng thành kính của con cháu dành cho ông bà mỗi sáng đầu xuân và cầu mong ông bà có thể qua những món ăn ấy mà phù hộ cho ước nguyện của con cháu. Chả lụa được bày biện trong mâm cơm để dâng lên ông bà với ý nghĩa rất sâu sắc đó là cầu mong “Trong ấm ngoài êm” – ý nghĩa này cũng chính là bí quyết công thức chính tạo nên món chả lụa thơm ngon.
Trong ấm: chọn thịt thăn tươi ngon và còn ấm thì chả lụa mới ngon.
Ngoài êm: chả lụa gói đúng cách phải được bọc bằng 3 lớp lá chuối, bên trong là lớp non nhất, bên ngoài là lớp lá xanh già và buộc bằng lạt để chả được bảo quản 1 cách tự nhiên. Lưu ý thêm là là chuối phải xanh mượt, mềm, không rách, trước khi gói phải hong trên hơi nước sôi và lau khô để có được độ dẻo khi gói.
Cách phân biệt chả lụa Hà Nội ngon và chả lụa Hà Nội có hàng the tại thành phố Hồ Chí Minh
Thông qua vẻ bên ngoài: Chả lụa ngon có màu trắng ngà phớt hồng, khi cắt bề mặt có các lỗ li ti, dao bị xít, dính vào chả lụa, hơi khó cắt và miếng chả hơi ươn ướt. Còn chả lụa khi cắt có màu trắng bóc, bề mặt mềm mượt không có lỗ, lúc cắt dễ dàng, dao không bị rít hay dính vào chả, đồng thời miếng chả khô, cứng, giòn bất thường thì đó là chả có chưa hàn the hay pha bột.
Thông qua mùi hương: Chả lụa được làm từ thịt ngon khi ngửi sẽ cảm nhận được mùi thơm nhẹ nhàng của thịt hòa quyện cùng hương lá chuối. Còn nếu ngửi thấy chả lụa có mùi thơm nồng lên mũi, sực nức hoặc có mùi hôi, ôi thiu, lá gói bị khô và cũ, cắt ra có nhớt thì không nên mua.
Thông qua mùi vị: Chả lụa ngon có hương vị thơm ngọt, hơi mềm, dai và không giòn lắm, không hề có cảm giác khô cứng, bở hay có vị lạ. Còn miếng chả khi cắn thấy có chỗ dai giòn bất thường không đều, không có vị ngọt của thịt, có độ khô cứng, không mềm mại, bị bở thì đó là chả chứa hàn the.
Thông qua giấy nghệ: Giả nhuyễn nghệ tươi rồi ngâm trong cồn 90 độ khoảng 3-4 tiếng. Ngâm giấy lọc trong dung dịch nghệ khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo và ngâm lại lần nước khoảng 2 tiếng. Cuối cùng vớt ra khơi gió để giấy khô, cắt thành miếng nhỏ bảo quản trong hộp kín. Muốn thử chả lụa có hàn the không thì dùng giấy nghệ chạm lên bề mặt chả khoảng 1 phút nếu giấy chuyển sang màu đỏ thì chả này có tẩm hàn the.
Ăn nhiều chả lụa có tốt không? Và cách ăn chả lụa như thế nào ngon?
Thực chất việc ăn chả lụa có tốt không phụ thuộc vào việc bạn ăn nhiều hay ăn ít, nếu như ăn ở 1 lượng vừa phải thì cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn không nên ăn quá nhiều nhé vì dân gian có câu “cái gì dù tốt nhưng nhiều quá thì lại không tốt”.
Để đỡ ngán và hạn chế sử dụng chả lụa quá nhiều, bạn có thể ăn kèm nó với bánh chưng, bánh tét. Hoặc có thể dọn kèm với bánh mỳ, bánh cuốn, xôi, bún mọc, bún thang,…hay đơn giản là ăn kèm trong bữa cơm hằng ngày. Đặc biệt từ chả lụa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác như gỏi chả lụa, chả lụa kho trứng cút, bắp xào chả lụa lạp xưởng,…Chả lụa quả thực là món ăn đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, dễ dàng hợp khẩu vị đại phần đông người.
Cách làm chả lụa thơm ngon tại nhà!
Nguyên liệu: Thịt nạc; gia vị: muối, đường, bột ngọt, tiêu, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm; máy xay thịt, lá chuối và dây lạt.
Cách làm:
Bước 1: Thịt heo rửa sạch, để khô, thái từng lát nhỏ rồi đem bỏ tủ lạnh ngăn mát khoảng 30-40 phút. Sau đó lấy thịt ra cho vào máy xay đến khi thịt thật mịn nhuyễn, ngả màu hồng nhạt.
Bước 2: Nêm vào phần thịt đã xay nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu, trộn đều cho hỗ hợp thấm gia vị rồi cho vào tủ lạnh ướp khoảng 30 phút.
Bước 3: Lá chuối khi mua về phải rửa sạch và ngâm sơ qua nước nóng để lá chuối mềm khi gói dễ hơn. Đặt dây lạt lên mặt phẳng, trải nhiều lớp lá chuối (khoảng 4-5 lớp) đan xen nhau trên mặt phẳng, thoa lên lá chuối 1 lớp dầu ăn. Múc hỗn hợp thịt xay trải đều lên lá chuối, cuộn cây chả lại thành hình trụ, cố gắng cuộn chặt tay, gấp 1 đầu cây chả lại, dồn thịt xuống cho thật chắc rồi gập đầu còn lại và dùng dây lạt buộc chặt.
Bước 4: Luộc hoặc hấp chả trong khoảng 40-60 phút là chả chín.
Cách bảo quản chả lụa Hà Nội
- Nếu chả lụa được luộc đúng cách thì có thể bảo quản ở nhiệt độ thường từ 1-2 ngày.
- Muốn để chả được lâu, bạn nên bọc cẩn thận và cất trong ngăn mát tủ lạnh, cách này có thể để được từ 4-6 ngày.
- Nếu muốn bảo quản chả lâu hơn thì bạn bỏ trong ngăn đá tủ lạnh, tuy nhiên, với cách này sau khi rã đông chả ăn sẽ không còn dai ngon nữa. Chả lụa có thể sử dụng trong vòng 10 ngày nếu để trên ngăn đông.
Lời khuyên của chuyên gia về cách bảo quản chả lụa an toàn:
Đa số các gia đình đều bảo quản chả bằng tủ lạnh, tuy nhiên không nên để thực phẩm thịt quá lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ sinh ra chất nitrit gây nhiều bệnh nguy hiểm, hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cũng giảm đi. Vì thế nên mua lượng dùng vừa đủ thôi nhé rồi mua tiếp chả lụa mới để cảm nhận được vị ngon của chả nha!
Địa chỉ nào cung cấp chả lụa Hà Nội ngon sạch tại thành phố Hồ Chí Minh?
Món chả lụa thơm ngon hiện nay không chỉ bán tại Hà Nội mà tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhé. Tình trạng chả lụa không an toàn, không hợp vệ sinh ngoài thị trường cũng nhiều nên nhiều người muốn tìm địa chỉ tin cậy để mua được chả ngon.
Hãy đến với khongonbalieu, ngoài cung cấp Chả bò Tâm Liễu đặc sản thì chúng tôi cũng có bán Chả lụa Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh, chả lụa tại đây đảm bảo thơm ngon, an toàn, không hàn the, chất bảo quản, không pha bột độn lá nhằm tăng trọng lượng. Đến ngay với khongonbalieu để mua được chả lụa chuẩn ngon vị Hà Nội nhé!
Xin chào mình là Ánh Nguyên, mình đam mê về các món đặc sản ngon 3 miền, đặc biệt là đặc sản miền Trung. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và chia sẻ ủng hộ Nguyên nhé!